Nhằm giới thiệu chính thức và tôn vinh đóng góp to lớn trong lịch sử phát triển nghề thêu ngài Lê Công Hành, sáng ngày 21/4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa; Liên hiệp hợp tác xã Liên minh Quốc gia Việt Nam phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt – trao tặng sách “Danh nhân – Ông tổ nghề thêu Lê Công Hành”.
Tham dự Lễ ra mắt và trao tặng sách có Tiến sĩ Nguyễn Tiến Minh – Bí thư Huyện ủy Thường Tín; Nhà văn Phùng Văn Khai – Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, PGS. TS Đỗ Lai Thúy – Viện trưởng Viện Nhân học Văn hóa, Trung tướng Lê Phúc Nguyên, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn…
Cuốn sách được biên soạn bởi các nhà khoa học là những trí thức tên tuổi chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn như Phó giáo sư Tiến sĩ Đỗ Lai Thúy, Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Quang Long Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú, Giáo sư Ngụy Hữu Tâm, Tiến sĩ Phùng Quang Phát, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn, nhà nghiên cứu Tạ Đức, nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục, nhà nghiên cứu Phạm Minh Quân, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Ma Lôi.
Cuốn sách gồm 5 chương lớn và 41 chương nhỏ, tập trung viết về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Lê Công Hành. Lê Công Hành sinh năm 1606, là người làng Quất Động, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Ông đỗ Tiến sĩ đời Vua Lê Thần Tông, được triều đình bổ nhiệm nhiều chức quan, sau được phong tới Thượng thư Bộ Công.
Danh xưng “ Ông Tổ nghề thêu” của Lê Công Hành được xuất phát từ câu chuyện đi sứ ở Trung Hoa, được dựng lên nhằm ghi lại sự tích của Tổ nghề thêu. Sau khi đi Sứ trở về, ông đã truyền dạy cho làng Quất Động những kỹ thuật thêu và làm lọng tân tiến hơn mà ông đã học hỏi được trong chuyến đi sứ. Đến nay, nghề thêu Quất Động đã vang danh khắp nơi.
Nói về ý nghĩa của cuốn sách, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn, một trong những tác giả của cuốn sách chia sẻ: “Lê Công Hành là một nhân vật lịch sử không chỉ đóng góp cho sự phát triển của đất nước, mà còn có công lao cho sự phát triển nghề thêu của Việt Nam. Chính vì thế qua cuốn sách này chúng tôi mong muốn giúp thế hệ hậu nhân hiểu hơn về công lao của người đã làm rạng danh nghề thêu Việt Nam, từ đó gửi gắm những thông điệp từ quá khứ đến hiện tại để lưu giữ cho muôn đời sau”.
Cuốn sách không chỉ là một tài liệu quý giá góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của nghề thêu truyền thống Việt Nam. Trong bối cảnh môi trường văn hóa ngày càng phát triển, việc tổ chức buổi lễ cũng là một bước tiến quan trọng, góp phần tôn vinh và truyền bá di sản văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Cũng tại buổi lễ ra mắt, Liên hiệp Hợp tác xã Liên minh Quốc gia đã trao tặng 150 cuốn sách “Danh nhân – ông tổ nghề Thêu Lê Công Hành” cho Thư viện Quốc gia; 100 cuốn cho huyện Thường Tín và các đơn vị có liên quan…
Tham khảo thêm các bài báo tại đây:
Có thể bạn quan tâm
Chung tay ủng hộ đồng bào vùng bão lũ
Với tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn và nhanh
Công ty Cổ phần Văn hóa Đọc và Học Việt Nam trao tặng 50 suất học bổng tặng học sinh gia đình chính
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2024-2025, ngày 5/9, Báo Nhân Dân phối hợp Công
Thăm hỏi và trao quà thương bệnh binh, gia đình chính sách dịp 27/7
Nhân dịp ngày Thương binh Liệt sỹ, ngày 27/07/2024 vừa qua, Liên hiệp Hợp tác xã
Trao 100 suất quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Lan tỏa tinh thần Tương thân Tương Ái, ngày 20/07/2024, Liên Hiệp Hợp tác xã Liên
Trao 100 suất quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn tại xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang
Nhằm nhân rộng chương trình Tương thân Tương Ái, ngày 29/06/2024, Liên Hiệp Hợp tác
Ra mắt cuốn sách “Sứ mệnh cao cả” của nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Viễn Chi
Ngày 27/6, Nhà xuất bản Công an nhân dân – Bộ Công an chủ trì, phối hợp gia